ありがとう VÀ CÁCH TRẢ LỜI TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT

12/03/2023

Cách phản hồi khi nhận câu ありがとう (arigatou: cảm ơn) của người khác như thế nào trong tiếng Nhật? Không phải lúc nào cũng chỉ nói một câu どういたしまして (douitashimashite: không có chi). Vậy cách trả lời trong văn hóa giao tiếp nào phù hợp, các bạn hãy xem bài viết sau nhé!

***

Việc trả lời lại 「ありがとう」là việc quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật

Làm việc với người Nhật nhiều, chắc ai cũng nhận thấy 1 thói quen đặc trưng của người Nhật đó là nói lời cảm ơn (「ありがとうございます」) Việc phản hồi lại khi được ai đó cảm ơn rất quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, và nó còn quan trọng hơn nữa trong giao tiếp doanh nghiệp, là một yếu tố ảnh hưởng đến ấn tượng của người Nhật đối với đối phương.

Với các bạn học tiếng Nhật, từ những bài học đầu tiên đã được dạy cách trả lời khi ai đó cám ơn mình: 「どういたしまして」 Câu trả lời này có thể sử dụng trong giao tiếp doanh nghiệp hay không? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách trả lời khi nói chuyện với khách hàng hay cấp trên người Nhật của mình.

「どういたしまして」không phải lúc nào cũng phù hợp trong văn hóa giao tiếp với cấp trên và khách hàng

Sẽ có những người cảm thấy rằng: nếu dùng 「どういたしまして」khi người cảm ơn mình là người lớn tuổi, cấp trên, đàn anh thì hơi 失礼 (thất lễ, không lịch sự) và gặp khó khăn khi phải nghĩ lời cảm ơn phù hợp.

Lý do là vì mọi người thấy nếu dùng 「どういたしまして」để đáp trả lời cảm ơn, sẽ tạo một ấn tượng trịch thượng đến đối phương và khi đối phương là người lớn tuổi, cấp trên thì sẽ là một ấn tượng không tốt.

「どういたしまして」có ý nghĩa giống với 「大したことはありません」(không phải chuyện gì to tát cả) hay còn có thể coi nó giống với câu 「適当に対応したまでですから、お気になさらなくとも」(tôi chỉ làm những cái có thể làm thôi, không phải bận tâm).

Cách nói này sẽ luôn để lại một ấn tượng là người nói đang tỏ thái độ bề trên và như thế sẽ không phù hợp khi sử dụng để đáp lại lời cảm ơn từ cấp trên, hay người lớn tuổi.

Những cách trả lời trong văn hóa giao tiếp thay thế cho「どういたしまして」

Dưới đây là những câu trả lời an toàn và phù hợp để hồi đáp khi cấp trên, khách hàng cảm ơn bạn. Hãy ghi nhớ và sử dụng thật hiệu quả nhé.

1:「とんでもないことでございます。お役に立てればうれしいです」 (Lược dịch: Không cần phải cảm ơn tôi đâu. Nếu có ích với anh/ngài thì tôi rất vui)
2:「喜んで頂けて幸いです」(Thật may là anh/ngài vui như vậy)
3:「お役に立てて幸せです」(Tôi rất vui vì đã giúp ích được anh/ngài)
4:「そんなに言われると恐縮です」(Anh/ngài nói vậy tôi rất ngại)
5:「また、いつでも仰って下さい」(Nếu anh/ngài cần gì thì hãy nói với tôi)
6:「お手伝いできてよかったです。」(Thật tốt là tôi có thể giúp đỡ được gì đó)
7:「他にもお手伝いできることがあれば、お申し付けください」 (Nếu có việc gì tôi có thể giúp được nữa thì xin hãy cho tôi biết)

Vậy phải sử dụng「どういたしまして」thế nào sẽ đúng trong văn hóa giao tiếp?

「どういたしまして」khó sử dụng, nhưng không có nghĩa là tất cả các trường hợp đều là NG. Sử dụng đúng ngữ cảnh và đúng thời điểm, 「どういたしまして」có thể mang lại một kết quả tốt trong mối quan hệ giữa bạn và cấp trên của mình.

Hãy hiểu rõ mức độ thân thiết của bạn với đối phương (là cấp trên, người lớn tuổi) để có thể sử dụng cách trả lời trong văn hóa giao tiếp phù hợp

Khi bạn có mối quan hệ thân thiết, không câu nệ, cũng như bạn muốn thể hiện cho cấp trên thấy rằng bạn muốn thân thiết hơn thì cũng có thể sử dụng 「どういたしまして」để đáp lại lời cảm ơn. Sử dụng một cách linh hoạt và thông minh cũng là một cách để rút ngắn khoảng cách giữa bạn với cấp trên/đàn anh của mình.

Và điều quan trọng, trước khi sử dụng 「どういたしまして」thì hãy xem mối quan hệ thường ngày của mình với đối phương thân thiết đến mức độ nào, có thể sử dụng được hay không.

Nói cách khác, dù trong bất kỳ giao tiếp nào, việc nắm bắt được mức độ thân thiết của bản thân với đối phương là chìa khóa quan trọng mang đến thành công của giao tiếp đó.

Kết luận

Để có thể ngay lập tức đưa ra hồi đáp phù hợp khi nhận được lời cảm ơn 「ありがとう」 từ cấp trên, người lớn tuổi không phải là chuyện dễ dàng. Vì chúng ta là người học tiếng Nhật và sử dụng tiếng Nhật nên thực tế, người Nhật, khách hàng Nhật không quá khắt khe và đánh giá về cách sử dụng từ ngữ ở mức độ chi tiết như trên, nên 「どういたしまして」 không phải là hồi đáp sai.

Tuy nhiên, như mình đã nói ở trên, giao tiếp trong doanh nghiệp có tính chất riêng, khác với giao tiếp thông thường, việc có thể nắm bắt và tạo tin tưởng đối với khách hàng thông qua giao tiếp là yếu tố quan trọng. Việc sử dụng từ ngữ càng chính xác không đơn thuần thể hiện năng lực tiếng Nhật của bạn. Hơn nữa, khách hàng thấy sự tôn trọng, cẩn thận trong cách dùng từ ngữ của mình khi giao tiếp.

Hãy tạo cho mình một thói quen, luyện tập hàng ngày để bất kỳ lúc nào nhận được lời cảm ơn từ khách hàng hay cấp trên, chúng ta có thể tự nhiên đáp lại một cách tự nhiên và chuẩn xác!

Nguồn: vilbo.asia

THÔNG TIN LIÊN HỆ

👉Còn những ai chưa biết làm sao để đi Nhật hiệu quả, phí rẻ, lương tốt thì đừng ngần ngại mà hãy nhanh tay liên hệ ngay cho chúng tôi theo:
Hotline: 028.3812.1111 / 082.99.555.79
🔹Zalo: 082.99.555.79
🔸FB: Uinter Human
🔸Fanpage: U International Human
👉Địa chỉ: 34 – 40 Đường C1, P.13, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Các trường liên kết với U.I.H.

Đối tác của chúng tôi

 

Bạn muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản ?

Hãy đến với U International Human

 

Hotline : 082.9955.579 – Tel : (028) 3812.1111

Giờ làm việc : 8:00 – 17:00 – Từ thứ 2 – thứ 7

Email : info@uinterhuman.com

Facebook : facebook.com/u.international.human

Zalo : 082.9955.579

Địa chỉ : 34 – 40 Đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

 

Hotline : 082.9955.579 – Tel : (028) 3812.1111

Giờ làm việc : 8:00 – 17:00 – Từ thứ 2 – thứ 7

Email : info@uinterhuman.com

Địa chỉ : 34 – 40 Đường C1, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh – Bản đồ

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng điền theo thông tin dưới đây để được tư vấn:

Các dòng chứa dấu (*) là bắt buộc

Nhật Ngữ Sasaki

 

Copyright © 2023 U International Human Co., Ltd. All rights reserved.

 

shares
error: Nội dung bản quyền U.I.H. !!!